K.Mark đã viết: “ Người ta phải có khả năng sống trước rồi mới làm ra lịch sử. Nhưng muốn sống được thì trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo”. Con người không thể tồn tại mà thiếu những nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở. Như vậy, “mặc” là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu của con người. Chính vì điều đó, các ngành học về may mặc, thời trang được ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu “mặc” ngày càng cao của con người.
Hiện nay may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt May là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng lên qua hàng năm.Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… và hướng tới một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga…
Hiện nay, dệt may vẫn duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Năm 2009, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 6 của Hiệp hội thời trang châu Á, và như vậy vị thế của Việt Nam đã được khẳng định trong nhiệm vụ có tính chiến lược về sản phẩm thiết kế thời trang cũng như việc thực hiện giá trị gia tăng cốt lõi của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.
Đây cũng là ngành có nhu cầu lao động cao, do đó ngành dễ dàng giải quyết và thu hút việc làm cho người lao động kể cả lao động xuất phát từ nông thôn, từ đó góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện quan hệ sản xuất, bảo đảm và tiến tới phân phối công bằng hơn về thu nhập, đồng thời bảo đảm ngày càng nhiều công ăn việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn.
May mặc là ngành nhằm thỏa mãn, đáp ứng và gắn liền với nhu cầu của con người, do đó sản phẩm rất đa dạng nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội. Đây cũng là ngành cần rất nhiều nhân lực ở nhiều bộ phận khác nhau với nhiều trình độ khác nhau. www.huongnghiepviet.com
Môi trường làm việc phải tiếp xúc với nhiều người, với nhiều phương tiện máy móc và vật liệu, chất liệu khác nhau đòi hỏi người người lao động cần có khả năng thích nghi và tinh thần hợp tác, làm việc nhómcao. Bên cạnh đó may mặc là ngành không chỉ chú trọng đến chất lượng mà còn sản lượng sản xuất, do đó áp lực công việc sẽ không ít, do đó người lao động cần có sức khỏe tốt, tinh thần làm việc cao và khả năng chịu áp lực cao.
Cho lĩnh vực ngành này hiện nay rất nhiều, vì hiện nay tại mỗi địa phương đều có các công ty, tập đoàn may mặc rất nhiều trong các khu công nghiệp. Học ngành may có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty tập đoàn may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:
- Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phòng phát triển mẫu.
- Đảm nhận công việc chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuất.
- Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
- Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may, nhân viên quản lý đơn hàng.
- Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm: KCS, QC, QS
- Định mức giá cho sản phẩm
- Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may
- Dẫn dắt một bộ phận nhỏ: chuyền trưởng, may mẫu
- Hoặc có thể mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thân.
Hiện nay tất cả các công ty tập đoàn may mặc đều sản xuất theo dây chuyền và công nghệ hiện đại và cập nhật theo thời gian nên người lao động sẽ được thường xuyên cập nhật và đào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề như được cử đi học ở nước ngoài, qua công công ty mẹ,…. Do đó cơ hội thăng tiến và phát triển nếu có năng lực.
Ngành công nghệ may có thể được biết đến với các tên gọi như: công nghệ may và thời trang, may công nghiệp, may thời trang, công nghệ cắt may. Hiện nay có rất nhiều trường đạo tạo ngành này với đủ loai hình đào tạo và trình độ đào tạo khác nhau.
Có thể kể đến ở Thành phố Hồ CHí Minh những cơ sở đào tạo như là: trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ chí minh, trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vinatex TP HCM, trường cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng, Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TP HCM,… trường đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những nơi đào tạo ngành công nghệ may có uy tín và chất lượng khu vực phía Bắc.
Tham gia học người học sẽ có những kiến thức cơ bản và nền tảng của ngành công nghệ mày và phương hướng vận dụng vào thực tế. Tùy theo nhu cầu địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trình độ giáo viên, trình độ đào tạo mà mỗi trường có nội dung giảng dạy không giống nhau nhưng đa số đều được thiết kế chương trình như sau:
Mục Lục Bài Viết
**Trình độ Đại Học:
1. Kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi:
– Hiểu các kiến thức cơ bản về mỹ thuật và thẩm mỹ trong lĩnh vực may mặc; biết phương pháp thiết kế các loại sản phẩm maycơ bản;
– Nhận biết, phân loại, sử dụng và bảo quản các loại nguyên phụ liệu may;
– Có các kiến thức cơ bản về trang thiết bị ngành may, biết phương pháp vận hành và bảo trì;
– Hiểu biết các kiến thức nền tảng về qui trình sản xuất, quản lý chất lượng trong sản xuất may công nghiệp;
– Có kiến thứcvề quản lý, kinh doanh dịch vụ hàng maymặc.
2. Kiến thức nền tảng kỹ thuật nâng cao:
– Có kiến thức về qui trình và ứng dụng các phương pháp thiết kế để phát triển các loại sản phẩm may, đặc biệt là mẫu mã và kỹ thuật thiết kế.
– Phân tích được cấu trúc và tính chất các loại nguyên phụ liệu để tính toán phù hợp các thông số thiết kế khi triển khai sản xuất một sản phẩm. www.huongnghiepviet.com
– Nắm được nguyên lý hoạt động và tính năng của các thiết bị ngành may để tính toán, thiết kế các dây chuyền sản xuất phù hợp với sản phẩm, đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất may.
– Có kiến thức về phân tích hoạt động của các công đoạn trong qui trình sản xuất và biết phương pháp thiết kế, triển khai các dây chuyền phù hợp với yêu cầu sản xuất sản phẩm;
– Biết đánh giá và dự báo khả năng phát triển của sản phẩm may trên thị trường để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp trong kinh doanh các dịch vụ maymặc.
Trình độ Cao đẳng ngành công nghệ may:
1. Kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi: giống như chương trình đào tạo cơ bản của trình độ ĐH nhưng thời lượng sẽ ít hơn.
2. Kiếnthứcnềntảng kỹ thuật nâng cao:
– Có kiến thức về qui trình và ứng dụng các phương pháp thiết kế để phát triển các loại sản phẩm may, đặc biệt là mẫu mã và kỹ thuật thiết kế.
– Phân tích được cấu trúc và tính chất các loại nguyên phụ liệu để tính toán phù hợp các thông số thiết kế khi triển khai sản xuất một sản phẩm.
– Nắm được nguyên lý hoạt động và tính năng của các thiết bị ngành may để tính toán, thiết kế các dây chuyền sản xuất phù hợp với sản phẩm, đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất may.
– Có kiến thức về phân tích hoạt động của các công đoạn trong qui trình sản xuất và biết triển khai, vận hành các dây chuyền phù hợp với yêu cầu sản xuất sản phẩm.
*** Trình độ trung cấp: chương trình đào tạo sẽ tập trung vào thực hành, chương trình lý thuyết sẽ được cắt giảm. Người học sẽ:
– Biết thiết kế và cắt may các loại trang phục từ đơn giản đến phức tạp
– Thiết kế và cắt may quần áo sơ mi nam, nữ và áo khoác ngoài
– Đọc và lập bản vẽ chuyên ngành, kết cấu sản phẩm, quy cách tiêu chuẩn đường may và phương pháp lắp ráp sản phẩm
– Sử dụng các loại thiết bị, định giá dùng trong ngành may
– kiểm tra phân loại nguyên liệu, phụ liệu, chuẩn bị sản xuất, giác sơ đồ, tính toán định mức nguyên vật liệu, phụ liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
*** Trình độ nghề: chương trình đào tạo sẽ tập trung vào tay nghề cho người học. Đào tạo theo các Mô đun, ví dụ: mô đun thiết kế trang phục nam, mô đun thiết kế trang phục nữ, mô đun thiết kế trang phục dạ hội, mô đun thiết kế trang phục dạo phố,….