Fixi.vn – Mỗi lần bạn đến siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa, mọi hàng hóa mà bạn mua đều phải qua khâu thanh tóan của các nhân viên thu ngân. Bạn thấy công việc này thú vị và muốn trải nghiệm với nó? Hãy tìm hiểu đôi nét về công việc thu ngân này nhé!
Mục Lục Bài Viết
Thu ngân là ai?
Nhân viên thu ngân là người xử lý việc thu nhận tiền của khách hàng khi mua sản phẩm hàng hóa tại các địa điểm khác nhau như hệ thống các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị, trạm xăng, rạp chiếu phim nhà hàng, … các địa điểm dịch vụ và thương mại khác. Ngoài ra các công việc như đi thu tiền điện, tiền nước, … cũng được gọi là thu ngân.
Công việc của một nhân viên thu ngân khá đơn giản. Tuy không yêu cầu nhiều về trình độ chuyên môn như các ngành nghề khác, nó đòi hỏi ở bạn sự nhanh nhẹn, chính xác cao bởi công việc này liên quan trực tiếp đến tiền. Vậy nên nếu muốn thử công việc này, hãy cẩn thận một chút. Cơ hội việc làm part-time cho bạn cũng rất lớn, dù đang đi học nhưng bạn có thể xin vào làm thu ngân ở các cửa hàng, siêu thị để kiếm thêm thu nhập.
Công việc của thu ngân là gì?
Công việc hàng ngày của một người thu ngân gồm ba giai đoạn sau:
- Chuẩn bị công việc vào ca:
Trước khi vào nhận ca làm việc, người thu ngân phải thực hiện các thao tác như kiểm tra toàn bộ quầy, xem xét sổ giao ban, xem xét các máy móc, các loại dụng cụ thu ngân; xem xét định mức tiền lẻ, tự đi đổi cho đủ định mức; xem xét số lượng biểu mẫu cần dùng theo định mức để bổ sung kịp thời; kiểm tra hóa đơn của ca trước…
- Thực hiện quy trình thanh toán cho khách:
Trong công đoạn này, người thu ngân thanh toán tiền các loại hàng hóa cho khách, in hóa đơn từ máy tính tiền, kiểm đếm thu tiền và thối tiền rõ ràng và chính xác, cất vào tủ theo từng loại tiền. Khi khách trả tiền bằng thẻ tín dụng, phải kiểm tra số thẻ tín dụng, chữ ký, cà thẻ chính xác. Ngoài ra, nhân viên thu ngân còn phải kiểm tra chính xác thông tin ghi hóa đơn, theo dõi việc xuất hóa đơn và gửi hóa đơn cho khách trong sổ theo dõi hóa đơn, ghi số lượng hóa đơn đã xuất theo ca và sổ theo dõi hóa đơn.
Các nhân viên thu ngân cũng có trách nhiệm trao cho khách các coupon giảm giá khi có đợt; giải quyết các khiếu nại thuộc trách nhiệm của mình; trả lời các câu hỏi của khách hàng, cung cấp thông tin về các quy trình, thủ tục hay các chính sách bán hàng tại cơ sở.
- Sắp xếp công việc cuối ca:
Công việc vào cuối ca của thu ngân cũng khá nhiều. Họ phải ghi các nội dung vướng mắc vào sổ giao ban cho ca sau; kiểm đếm tiền và nộp cho người nhận theo biểu mẫu của công ty; in báo cáo ca, settlemen và các giao dịch thẻ.
Thu ngân làm việc ở đâu?
Họ có thể làm việc từ các cơ sở lớn như siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại hoặc các điểm nhỏ hơn như quán ăn, cửa hàng, nhà hàng nhỏ.
Cơ hội làm việc cho thu ngân rất nhiều và thời gian cũng linh động. Bạn có thể lựa chọn làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tùy theo điều kiện và mong muốn của bạn.
Làm thế nào để trở thành thu ngân?
Công việc thu ngân thường không đòi hỏi bằng cấp nếu bạn làm việc tại các đơn vị nhỏ, nhưng cũng sẽ có nơi yêu cầu kinh nghiệm làm việc hoặc bằng cấp ngành Tài chính – kế toán. Ngành này được đào tạo khá nhiều tại các trường như Đại học Tài chính kế toán, Đại học Kinh tế Luật – Đh Quốc gia Thành phố HCM, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghiệp Tp HCM, hệ cao đẳng đại học Công nghiệp thực phẩm HCM, Đại học Công đoàn, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học Hà Nội,….
Công việc thu ngân tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là bộ mặt của mỗi cửa hàng, công ty. Hàng ngày, mỗi nhân viên thu ngân tiếp xúc với hàng chục, thậm chí hàng trăm lượt khách hàng giao dịch mua bán. Để tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, mỗi nhân viên thu ngân cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết sau đây:
- Khả năng tính toán: dù có sử dụng máy tính nhưng thu ngân cần phải có khả năng tính toán nhanh và chính xác, khả năng làm việc với các phép tính, những con số một cách thành thạo.
- Nắm rõ thông tin sản phẩm: Nhân viên thu ngân cần nắm rõ thông tin sản phẩm của cửa hàng, đặc biệt là các mặt hàng thường xuyên giao dịch, các mặt hàng đang áp dụng chương trình khuyến mãi. Việc nắm rõ thông tin và vị trí của các sản phẩm này sẽ giúp nhân viên giải đáp thắc mắc của khách hàng tốt hơn, dễ dàng hướng dẫn cho khách hàng tới khu vực hàng hóa mong muốn.
- Giữ thái độ thân thiện: Nhân viên thu ngân chính là bộ mặt của cửa hàng. Giữ thái độ vui vẻ và thân thiện không chỉ giúp bạn có tâm lý tốt hơn trong suốt thời gian làm việc mà còn tạo cho khách hàng ấn tượng tốt về sự nhiệt tình, chu đáo, chất lượng dịch vụ hoàn hảo của cửa hàng.
- Khả năng tập trung: Việc có nhiều khách hàng xung quanh và đặt câu hỏi có thể gây xao lãng cho bạn trong quá trình làm việc. Nhân viên thu ngân vừa trả lời câu hỏi của khách hàng, vừa tiến hành thao tác thanh tóan, đảm bảo vừa phục vụ được khách hàng, vừa nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Tỉ mỉ, chính xác: làm việc với những con số đòi hỏi nhân viên thu ngân phải tỉ mỉ, cẩn thận và rất chính xác để tránh gây ra sai sót, mất mát.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: khi phát sinh các vấn đề do nhầm lẫn, sai sót từ phía nhân viên và cả khách hàng có liên quan tới số tiền thành tóan, thu ngân cần biết giải quyết vấn đề nhanh chóng, không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở, đồng thời làm hài lòng khách hàng.
- Ngăn nắp, sạch sẽ: Giữ góc làm việc ngăn nắp, sạch sẽ không chỉ giúp bạn hứng khởi trong suốt ngày làm việc, mà còn giúp xây dựng hình ảnh về tác phong làm việc quy củ và có trật tự, tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng và chủ cửa hàng khi thăm nom, mua sắm tại cửa hàng.
Anh Dương Thiện sinh ra trong một gia đình nông dân ở vùng quê truyền thống Cách mạng, một xã anh hùng Phú Hồ thuộc Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bố mẹ đều là nông dân. anh em đông, tuổi thơ của anh gắn liền với cánh đồng quê bát ngát hương Lúa, cánh đồng một thời chống giặc Mỹ, những năm 1960 là một vùng căn cứ địa Cách mạng, chiến tranh tàn khốc anh học hành dang dở, khi quê hương chuẩn bị giải phóng đầu tháng 3/1975 anh tình nguyện vào quân đội, đến tháng 5 năm 1979 anh bị thương ở Thành Đội Huế và đến tháng 8 năm 1979 anh được chuyển ngành về công tác tại Điện lực Thừa Thiên Huế (nay là Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế), năm 1981 anh được bố trí làm Thu ngân viên cho đến ngày hôm nay.
Khi về Điện lực Nam sông Hương lộ trình thu tiền điện thay đổi nhiều, đường, nhà không quen nên ban đầu nhiều Thu Ngân Viên đi rất mất thời gian để thu, còn anh Thiện tất cả các lộ trình đi đến nhà khách hàng, anh đều vẽ sơ đồ từng hẻm, nhà ông A, bà B, để đi thu cho dễ, nhờ những sơ đồ nguệch ngoạc lưu lại đó sau này có đồng nghiệp khác đi thu, cần chỉ dẫn các đặc điểm của từng thành phần, đối tượng khách hàng là thu được nhiều hóa đơn ngay, từ những việc làm tuy đơn giản nhưng đã mang lại hiệu quả trong công tác thu tiền điện và nhiều thu ngân viên khác cũng học tập theo anh.
Năm tháng trôi qua, trên những con đường, ngõ hẻm anh đã đi, với bao kỷ niệm vui buồn, khó khăn, gian khổ, giữa những buổi trưa hè nắng gay gắt, hay mưa dầm dai dẳng của thành phố Huế, làm cho anh, người thu ngân viên thêm có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn cũng như tiếp xúc với khách hàng.
Tháng 3 năm 2010 khi Tổng Công ty Điện lực miền Trung tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến 5 năm (2005-2009) tại Đà Nẵng, Điện lực Nam sông Hương đề xuất anh và được Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế chọn vào đoàn Đại biểu đi dự, đây cũng là một sự ghi nhận những công lao đóng góp của anh trong công tác thu ngân và quan hệ giao tiếp với khách hàng.
Làm thế nào để trở thành một người thu ngân tốt?
Mách bạn vài mẹo sau nếu bạn trở thành một nhân viên thu ngân nhé:
- Luôn luôn nở nụ cười thật thân thiện: Hãy cố gắng tiếp đãi những vị khách bằng sự thân thiện với nụ cười. Dù cho ngày hôm đó bạn có chuyện không vui, bạn đang khó chịu trong lòng,… thì cũng đừng để nó ảnh hưởng đến công việc của bạn nhé. Hãy đem niềm vui đến cho khách hàng bằng nụ cười và cách phục của bạn. Đôi khi chính niềm vui của khách hàng sẽ lại mang đến niềm vui cho chính bạn đấy.
- Hãy nói với khách hàng câu: “Chúc quý khách một ngày vui vẻ”: Ông bà ta đã đúc kết rằng “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vậy nên, hãy nói với khách hàng của bạn câu nói này, họ sẽ cảm thấy rất thoải mái và họ sẽ cảm thấy muốn quay lại cửa hàng để mua sắm lần sau.
- Ngừng nói chuyện với đồng nghiệp khi dịch vụ được yêu cầu: Điều này rất quan trọng, việc bạn tám chuyện với đồng nghiệp trong giờ làm không phải quá xa lạ. Bạn có thể làm điều này trong lúc rảnh rỗi, nhưng khi có khách hàng đến quầy để thanh tóan, hãy dừng ngay việc đối thoại này nhé. Khách hàng sẽ không thể cảm nhận được sự chu đáo trong khâu phục vụ khách hàng nếu như bạn vừa thao tác thanh tóan đồ trong khi vẫn tiếp tục trò chuyện cùng đồng nghiệp đâu nhé.