Fixi.vn – Với diện mạo đẹp đẽ, cử chỉ lịch sự và sự ân cần, duyên dáng, tiếp viên hàng không đi du lịch tới khắp mọi nơi trên thế giới kèm thêm mức thù lao vô cùng hấp dẫn. Bởi vậy chẳng có gì lạ lùng khi nghề này đang trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều chàng trai cô gái năng động.
Mục Lục Bài Viết
1. Giới thiệu tổng quan
Có một điều khá thú vị là dù mới ra đời chưa đến một thế kỷ nhưng hàng không đang được xem là một trong những ngành có sức hút khó cưỡng với giới trẻ. Ngành nghề trong lĩnh vực hàng không vô cùng đa dạng, trong đó thân thuộc và thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ nhất là tiếp viên hàng không. Với diện mạo đẹp đẽ, cử chỉ lịch sự và sự ân cần, duyên dáng, tiếp viên hàng không đi du lịch tới khắp mọi nơi trên thế giới kèm thêm mức thù lao vô cùng hấp dẫn. Bởi vậy chẳng có gì lạ lùng khi nghề này đang trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều chàng trai cô gái năng động.
Tuy vậy chính những người trong ngành cũng bật mí, công việc này không quá hoàn hảo như vẻ bề ngoài. Trên những chuyến bay dài đằng đẵng, tiếp viên hàng không chính là những người vất vả nhất khi phải chăm lo và phục vụ cho nhu cầu của hàng trăm người cùng một lúc. Với nhiều niềm vui song cũng không ít thử thách, tiếp viên hàng không vẫn xứng đáng là một trong những những nghề nghiệp thời thượng, và rất đáng thử thách.
2. Tiếp viên hàng không làm gì?
Tiếp viên hàng không chính là những người phục vụ, đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho hành khách trên máy bay. Hướng dẫn hành khách trong những trường hợp khẩn cấp là trách nhiệm quan trọng nhất của tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, họ cũng là người phải đối phó với những khách hàng ngang ngạnh nhất là. Đôi khi họ còn làm thêm những việc như sơ cứu, chỉ đạo và sơ tán khi có sự cố xảy ra.
Công việc chính của tiếp viên hàng không gồm:
- Tham dự cuộc họp giao ban trước mỗi chuyến bay để được hướng dẫn chi tiết về chuyến bay: khoảng 1 giờ trước khi máy bay cất cánh, phi công sẽ hướng dẫn tiếp viên về các thủ tục sơ tán, chiều dài của chuyến bay và điều kiện thời tiết. Ngoài ra trước giờ bay, họ cũng sẽ kiểm tra lại đồng phục, đầu tóc, trang điểm theo đúng chuẩn mực được yêu cầu. Một số hãng hàng không còn có quy đinh chi tiết như: “Không được đeo hoa tai ở một bên tai”, “không được mang vòng đeo chân”…
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho sự nghỉ ngơi hay những thiết bị khẩn cấp trên máy bay.
- Hỗ trợ làm sạch cabin trong máy bay: trước khi rời khỏi máy bay, người tiếp viên sẽ làm bản kiểm kê về bộ đàm, đồ uống, và số tiền được thanh toán. Họ cũng phải báo cáo về tình trạng cabin cũng như các vấn đề phát sinh của máy bay.
- Đảm bảo hành khách đã thắt chặt dây an toàn và những yêu cầu an toàn khác trước khi chuyến bay bắt đầu và khi máy bay chuẩn bị hạ cánh.
- Phục vụ và bán nước uống, đồ ăn,…
- Đáp ứng nhu cầu của hành khách, nhất là những khách đặc biệt.
- Xác nhận lại với khách hàng trong suốt chuyến bay ví dụ như khi máy bay có những dấu hiệu bất ổn hay va chạm.
- Trực tiếp giúp đỡ hành khách hoặc yêu cầu hỗ trợ của những người khác khi có yêu cầu: tiếp viên sẽ trả lời những câu hỏi của hành khách về chuyến bay và phục vụ khách hàng khi họ có yêu cầu.
- Hướng dẫn hành khách trong những trường hợp khẩn cấp là trách nhiệm quan trọng nhất của tiếp viên hàng không, tuy nhiên, họ phải đối phó với những khách hàng ngang ngạnh nhất là khi sơ cứu, chỉ đạo và sơ tán khi có sự cố xảy ra.
3. Tiếp viên hàng không làm việc ở đâu?
Nghề tiếp viên gắn liền với những chuyến bay do đó họ hay làm xa nhà và phải ngủ ở khách sạn hay phòng dành cho tiếp viên hàng không. Trong các trung tâm điều hành của hãng hàng không tại các sân bay, họ có một số khu vực để ngả lưng, ăn uống và trò chuyện trong giờ nghỉ giữa các chuyến. Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không khiến cơ hội làm việc của các tiếp viên ngày càng tăng cao, từ hàng không quốc gia, hàng không tư nhân cho tới làm tiếp viên trên máy bay riêng.
Ở đoàn tiếp viên của Vietnam Airlines, hơn 1500 tiếp viên được chia và 2 nhóm, một nhóm đi theo tất cả các chuyến bay của Vietnam Airlines, nhóm còn lại bay những đường bay quốc tế ngắn và nội địa. Cứ 30 hành khách thì có 1 tiếp viên phục vụ. Số cửa máy bay cũng là số lượng tối thiểu các tiếp viên. Trong một chuyến bay sẽ có tiếp viên trưởng, tiếp viên phó, phục vụ khoang phổ thông và phục vụ khoang hạng C.
Từ các tiếp viên dự bị, họ sẽ phải làm các bài kiểm tra để trở thành tiếp viên chính thức, sau đó trải qua các bài kiểm tra nâng bậc để trở thành tiếp viên trưởng, tiếp viên phó. Những tiếp viên có kinh nghiệm cũng có thể trở thành các cán bộ quản lý trong hãng hàng không, cán bộ giảng dạy, đào tạo các tiếp viên trẻ.
Mức lương của đội ngũ phi công nói riêng và nhân viên ngành hàng không nói chung không hề thấp. Tuy vậy, để có được lương “khủng”, đội ngũ lao động kỹ thuật này cũng phải đối mặt với không ít rủi ro và áp lực. Đặc biệt, sau hàng loạt tai nạn máy bay xảy ra trong thời gian vừa qua, ngành nghề này càng được liệt vào hàng nguy hiểm.
4. Học nghề tiếp viên hàng không ở đâu?
Tại Việt Nam nơi duy nhất chuyên về đào tạo nhân sự lĩnh vực ngành hàng không là Học viện Hàng không Việt Nam, nhưng hiện vẫn chưa có chuyên ngành riêng biệt đào tạo nghề tiếp viên hàng không.
Bởi vậy các hãng hàng không thường tìm kiếm các ứng viên và tự tổ chức các khóa đào tạo theo các tiêu chuẩn riêng. Mặc dù các ứng viên này ban đầu chỉ có yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp cấp ba hoặc tương đương nhưng các hãng thường ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp đại học ngành du lịch, kinh doanh, khoa học tự nhiên hay xã hội học và đặc biệt là những người thành thạo tiếng Anh và có kinh nghiệm.
Chứng minh việc sử dụng các thiết bị là an toàn và cần thiết: Luật pháp quy định các hãng hàng không phải đảm bảo an toàn cho hành khách.
Tiếp viên hàng không cần có kinh nghiệm 1 đến 2 năm làm việc trong ngành dịch vụ trước đó, những kinh nghiệm này gồm: kinh nghiệm phục vụ khách hàng tại các vị trí trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… kinh nghiệm trong buôn bán hay những vị trí tương đương. Để trở thành tiếp viên hàng không, bạn cần tham gia các khóa đào tạo về cách sơ tán, trang thiết bị cần thiết,… Thêm vào đó, năm nào các họ cũng phải quay về trung tâm huấn luyện để học và thi định kỳ vài lần nhằm kiểm tra lại kiến thức.
- Sự ân cần, chu đáo: người tiếp viên cần ý thức được nhu cầu của khách hàng cũng như an ninh và những nguy hiểm để làm hài lòng khách hàng. Đôi khi chỉ cần lướt qua gương mặt, họ đã phần nào đoán được tâm trạng hành khách để có cách phục vụ phù hợp nhất. Lấy cho hành khách một chiếc chăn, trò chuyện cùng hành khách, đó là sự tinh tế, ân cần mà không phải giáo trình giảng dạy nào cũng có thể đào tạ.
- Kĩ năng giao tiếp: người tiếp viên phải nói rõ ràng, lắng nghe cẩn thận, cư xử tốt với khách hàng và những nhân viên mới. Tiếng Anh giao tiếp là một trong những yêu cầu bắt buộc với họ. Ngoài ra, các tiếp viên nên học thêm một vài loại ngôn ngữ thông dụng khác, đủ để đáp ứng một số nhu cầu cơ bản của các khách hàng nước ngoài.
- Kĩ năng phục vụ khách hàng: Họ thường luôn phải giữ cách cư xử đàng hoàng, lịch thiệp, tài xoay sở để xử lý những tình huống căng thẳng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của hành khách.
- Kĩ năng đưa ra quyết định: Tiếp viên sẽ là người đưa ra những quyết định trực tiếp trong những trường hợp khẩn cấp. Họ phải là người giữ được cái đầu “lạnh” trong những tình huống “nóng”: Từ sự cố với sức khỏe hành khách, ẩu đả, bạo lực trên máy bay, cho đến các tình huống nguy cấp như khi máy bay gặp nạn, gặp thời tiết xấu…
- Thể chất tốt: Để nâng được những túi xách nặng và đi bộ trong thời gian dài trên máy bay người tiếp viên cần phải có chiều cao và cân nặng cân đối. Ví dụ như Vietnam Airlines có yêu cầu nữ 18-25 tuổi, cao 1,58-1,75m; nam 18-27 tuổi, cao 1,68 -1,82m. Chiều cao với nữ từ 158cm – 180cm. Thấp quá sẽ không thể với lên giá đỡ hành lý và cao quá sẽ khó khăn trong quá trình đi lại.Trên một chuyến bay tầm trung và xa của một chiếc Boeing 777, ước tính một tiếp viên thường đi lại tới vài cây số. Trong những chuyến bay 1h45 phút từ Hà Nội đến TP HCM, họ có thể được ngồi khoảng 15 phút. Thời gian làm nhiệm vụ trung bình của một tiếp viên hàng không là 80 – 90 giờ/tháng. Làm việc ở độ cao 10 ngàn mét, chênh lệch múi giờ, các bệnh viêm tai giữa, bệnh về da sẽ là những thách thức không hề nhỏ với họ.
- Trải qua các khóa đào tạo tiếp viên hàng không bài bản: Thuần thục kỹ năng cấp cứu, hô hấp nhân tạo và sử dụng các thiết bị cấp cứu. Họ cũng cần nắm rõ quy trình bay, cấu trúc máy bay, hiểu rõ cách thức giúp đỡ những hành khách đặc biệt như trẻ em không có người lớn đi kèm. người khuyết tật… Nhiều hãng hàng không còn tiến hành huấn luyện để đội bay có thể sơ tán đám đông ra khỏi máy bay trong vòng dưới 2 phút khi có sự cố. Ngoài ra họ còn tổ chức những buổi kiểm tra định kỳ về thao tác cấp cứu an toàn để đảm bảo các tiếp viên sẽ giải quyết được tất cả các tình huống đột biến.
Hãy luôn vươn mình
Không con đường nào trải đầy hoa hồng. Mọi thành công đều phải trải qua những khó khăn nhất định và nghề tiếp viên hàng không cũng vậy. Hãy luôn dùng tình yêu nghề nghiệp để vượt qua.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20161016183932if_/https://www.youtube.com/embed/zAKK0qQ-cHQ?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
Ellen Church được xem là nữ tiếp viên hàng không đầu tiên trên thế giới. Bà sinh ngày 22 tháng 9 năm 1904, trong một nông trang nhỏ thuộc bang Iowa của Mỹ. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, được chứng kiến những chiếc máy bay quân sự cất cánh từ một sân bay gần nông trang của gia đình, Ellen đã nuôi hy vọng trở thành một nữ phi công trong tương lai. Tuy vậy trước đây vốn chưa hề có tiền lệ về phi công nữ. Nhưng không phải vì vậy mà cô bé này từ bỏ giấc mơ của mình.
Khi trưởng thành, để theo đuổi được ước mơ thuở bé của mình, Ellen đã khăn gói lên thành phố San Francisco để xin theo học tại các trường đào tạo phi công ở các hãng hàng không lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mong muốn của Ellen đã bị những người đứng đầu các hãng hàng không này từ chối với lý do “chọn nhầm nghề”.
Tháng 6 năm 1929, trong một lần tình cờ đi vào quán ăn nhỏ tại thành phố San Francisco, Ellen đã đọc được bảng thông báo tuyển nam tiếp viên hàng không của hãng Boeing – một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất khi đó.
Không thể chấp nhận được thực tế rằng các công việc liên quan đến máy bay chỉ dành cho nam giới, để thực hiện được ước mơ “được bay” của mình, cô đã cầm thông báo tuyển người đến trụ sở hãng hàng không Boeing. Lúc đầu khi nói lên nguyện vọng của mình, người ta đã không tiếp nhận hồ sơ của Ellen. Thật may mắn cho cô gái này là đúng lúc thất vọng quay về thì giám đốc bấy giờ của trụ sở hãng đã mời cô vào phòng.
Sau khi nói lên nguyện vọng “được bay”, cùng những lý lẽ hết sức khúc chiết về tác dụng của sự dịu dàng, chăm sóc chu đáo đến nỗi sợ hãi của hành khách, Ellen đã thuyết phục được vị giám đốc khó tính của Boeing. Sau một thời gian suy nghĩ và thảo luận, vị giám đốc này đã gọi điện cho Ellen để thông báo cô sẽ được theo học một lớp nghiệp vụ đào tạo tiếp viên dài 3 tháng tại hãng hàng không danh tiếng Boeing.
Một trong những bài học đầu tiên của Ellen cùng 7 cô gái trẻ khác là phải thường xuyên luyện tập các tư thế để giữ thăng bằng cho cơ thể như: ưỡn ngực, nhìn thẳng, tóp bụng, cắn đũa, đầu đội sách…. Sở dĩ phải thường xuyên luyện tập các tư thế này để khi thực hiện chuyến bay, họ vẫn có thể đứng vững trong khi máy bay cất cánh, chao liệng hay khi hạ cánh.
Họ cũng rất chú trọng tới việc tập luyện thể dục để giữ cho mình một ‘phom’ người chuẩn, cũng như rèn luyện sự dẻo dai và sức khỏe cho bản thân. Bài học bất di bất dịch của họ là: Dù có mệt mỏi, vất vả như thế nào, hãy luôn giữ lại nụ cười trên môi.
Từ A – Z khóa huấn luyện đào tạo tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện bay FTC (Flight Training Center)
Trên con đường trở thành một tiếp viên của Vietnam Airlines, sau vòng thi tuyển, đừng mừng quá vội bởi trước mắt bạn đang còn cả một khóa huấn luyện dài kỳ. Mỗi đợt tuyển thường chia học viên thành 2 lớp để học, xếp thứ tự điểm TOEIC từ cao xuống thấp. Về đồng phục đi học thì nam là 2 bộ áo sơ mi trắng, quần xanh đen, caravat xanh đen; nữ là 2 bộ áo dài xanh, quần trắng, giày bít cao gót 5cm, kẹp tóc màu đen và lưới búi, tất vớ ngắn,..
Trong 79 ngày học từ thứ 2 đến thứ 6, các tiếp viên hàng không tương lai sẽ phải trải qua 20 môn học. Một số môn học cơ bản:
Tiếng Anh hàng không: Đây thường là môn học mở đầu, môn học dài nhất (20 ngày) và cũng là môn học mà nhiều sĩ tử bỏ cuộc nhất. Trong 4 tuần, học viên sẽ học 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết chuyên về hàng không. Phần từ vựng một cái chuyên về ngành hàng không và cái còn lại là chuyên ngành… y học, như là tên các bệnh bằng tiếng anh, tên các bộ phận cơ thể, bạch cầu, tiểu cầu… Gần 200 từ bạn phải học thuộc trong 4 tuần. Phần Speaking sẽ học chủ yếu về những câu giao tiếp cơ bản khi mời khách hoăc xử lí tình huống.
Xây dựng hình ảnh người tiếp viên chuyên nghiệp: Môn này đúng như tên gọi của nó, học viên sẽ được học cách đi đứng, cách chào. Học về ý nghĩa tà áo dài, tạp dề của tiếp viên, cách giữ quần áo. Nữ sẽ được dạy thêm về cách trang điểm, làm tóc. Để động viên học hành qua môn, nhiều học viên thậm chí còn truyền tai nhau: “Xấu không phải một cái tội, không biết làm mình đẹp mới là một cái tội lớn” .
Kiểm tra bơi: Nữ bơi 50m, nam 100m. Môn này không dạy ở trường mà chỉ kiểm tra.
Sơ cứu: Học viên học cách băng bó, hô hấp nhân tạo cho hình nộm, học về một số loại bệnh phổ biến. Giáo trình môn này 100% bằng tiếng Anh. Vì vậy để qua môn (thi thực hành và vấn đáp), đừng bỏ qua những kiến thức từ vựng tiếng Anh đã học ở những tuần đầu.
An toàn bay: Đây được xem là môn học khó nhất, đau đầu nhất nhưng cũng được các tiếp viên tương lai “thích” nhất. Môn này học trong 10 ngày bằng tiếng Anh về các phương thức thoát hiểm an toàn, trường hợp thoát hiểm khẩn cấp, phương thức sống sót, cách dùng bình oxy, bình chữa cháy. Sẽ có 1 ngày thực hành cách chữa cháy thật, nhảy cầu phao, ra bể bơi.
An ninh hàng không – Huấn luyện tự vệ: An ninh hàng không hơi na ná “Luật học” khi có sự xuất hiện của các “quy định”, “nghị định”. Ở môn tự vệ, học viên học cách xử lí tình huống có bom trên máy bay, có đánh nhau, có khủng bố, cách tự vệ khi bị tấn công, cách ngăn chặn mở cửa máy bay…
Quan hệ khách hàng, Quy trình phục vụ, Kĩ năng phục vụ: Các môn này thường được học cuối khóa, giảng viên dạy các học viên cách xử lí tình huống, cách làm việc nhóm, quan hệ đồng nghiệp… Môn Quy trình phục vụ sẽ bao gồm quy trinh trước, trong và sau chuyến bay. Kĩ năng phục vụ là học về các loại rượu, các suất ăn đặc biệt, cách pha cocktail, cách phục vụ… Ở độ cao 10 000m, bạn có thể sẽ không thể lường trước chuyện xảy ra nếu nước có gas được rót xuống từ khoảng cách quá cao so với mặt cốc nhưng các tiếp viên hàng không phải là người nắm rõ nhất điều này.
Ngoài ra còn có các môn học khác như Lịch sử hàng không – Luật hàng không – Quy chế khai thác bay – Sản phẩm của Vietnam Airlines – Không lưu – Khí tượng – Thông tin bay – Thông tin cơ bản về máy bay – Cân bằng trọng tải – Hàng hóa nguy hiểm – Quản lí nguồn nhân lực cho tiếp viên. Sau khi học viên tốt nghiệp và nhận được bằng, hãy đến nhận vali, đăng kí số điện thoại, nhận Liên đội, lấy dấu vân tay và đợi lịch bay thực tập. Thực tập gồm 16 chặng bay, chặng thứ 16 là chặng Final Check. Vượt qua đợt thực tập này thì xin chúc mừng bạn, bởi chỉ khoảng 2 tuần sau thực tập, bạn sẽ chính thức ký hợp đồng và trở thành một phần trong đội ngũ tiếp viên xinh đẹp, đáng ngưỡng mộ tại Vietnam Airlines.