Fixi.vn – Trọng tài là ai và làm thể nào để trỏ thành trọng tài? Trở thành trọng tài thì học thể thao hay học luật?
Mục Lục Bài Viết
1. Nghề trọng tài là gì?
Trong các cuộc đối đầu thể thao, bên cạnh sự chú ý hướng về những vận động viên, một “màn trình diễn” ở một vai trò khác cũng nhận được sự quan tâm không kém, chính là của trọng tài.
Trọng tài là người trực tiếp điều khiển trận đấu, quan sát và đưa ra những quyết định về lỗi, phạt, ghi điểm trong suốt quá trình trận đấu diễn ra. Họ duy trì trật tự và bảo đảm luật lệ cho mọi màn thi đấu được suôn sẻ. Họ chính là những người cầm cân nảy mực. Nhưng trên cả một cuộc so tài công bằng là hòa bình và sự thỏa mãn–sứ mệnh của thể thao. Đó mới chính là nhiệm vụ lớn nhất của người trọng tài.
Một trọng tài công minh, quyết định chính xác sẽ khẳng định bên thắng chiến thắng thuyết phục hơn. Những màn trình diễn được vinh danh hơn. Và cảm xúc người xem cũng trọn vẹn hơn. Như vậy, tinh thần thể thao cũng nằm trong tay trọng tài.
Là một trọng tài, bạn được sống, làm việc trong hơi thở của các trận đấu thể thao, chứng kiến những khoảnh khắc đăng quang, hào hùng nhất… Ở các sự kiện tầm quốc tế, “người cầm còi” cũng là biểu tượng của tình hữu nghị và sự kết nối giữa các đội tuyển, giữa các quốc gia.
2. Nghề trọng tài làm gì?
Công việc của mỗi vị trọng tài trong các môn thể thao khác nhau cũng đa dạng và rất khác nhau. Tuy vậy, trách nhiệm chung của trọng tài bao gồm:
- Điều khiển, duy trì các sự kiện, trận thi đấu thể thao, đảm bảo diễn biến đúng luật, công bằng.
- Kiểm tra các thiết bị thể thao và những người tham gia thi đấu.
- Can thiệp khi có phạm lỗi, xử phạt, theo sát và đánh giá mọi diễn biến, ra quyết định (dừng, tiếp tục, phạt, hình thức phạt, công nhận điểm, tính điểm…) theo luật thi đấu.
- Đưa ra các yêu cầu, quyết định, thông báo thông qua việc sử dụng các ký hiệu, ngôn ngữ quy ước của môn thể thao đó.
- Giải quyết các tranh chấp của các bên tham gia.
- Hội ý, thảo luận với tổ trọng tài hoặc vận động viên, huấn luyện viên về các vấn đề trong trận đấu, cung cấp và thống nhất thông tin.
3. Nghề trọng tài làm việc ở đâu?
Trọng tài làm việc ở các liên đoàn thể thao, công tác trực tiếp tại các giải đấu, các trận đấu giao hữu…
Họ phải làm việc trong nhà, ngoài trời dưới mọi điều kiện thời tiết, không cố định thời gian cụ thể có thể làm cả vào buổi tối và các ngày nghỉ tùy thuộc vào đặc điểm từng môn thể thao và lịch trình thi đấu. Khi làm việc, trọng tài thường có đồng phục riêng.
4. Nghề trọng tài làm việc ở đâu?
Bạn có thể theo học các khóa đào tạo trọng tài tại trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm thể dục thể thao, trường đại học thể dục thể thao hoặc các lớp học được tổ chức bởi liên đoàn bóng đá…
Trong các khóa học, học viên sẽ được rèn luyện yêu cầu về thể chất cũng như các luật lệ trong thi đấu. Học viên sẽ được tham gia làm trọng tài thử trong một số trận đấu hoặc hỗ trợ các trọng tài chính khác để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp những chứng chỉ cần thiết để trở thành trọng tài.
Trọng tài là những người “cầm cân nảy mực” vì vậy việc rèn luyện cho mình những tố chất, kỹ năng cần thiết là rất quan trọng để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, chính xác.
- Sự quan sát nhạy bén: Người trọng tài phải có khả năng quan sát tốt để bao quát toàn diện trận đấu cũng như xác định các lỗi vi phạm.
- Khả năng đánh giá, tư duy lý trí, quyết định chính xác, dứt khoát: Sau khi xác định các lỗi vi phạm, bằng khả năng đánh gia, tư duy của mình người trọng tài phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Thông thường một trận đấu sẽ có trọng tài chính vì một số trọng tài hoặc giám sát hỗ trợ, vì vậy người trọng tài phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt để đưa ra các quyết định hợp lý.
- Chủ động lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến: Việc lắng nghe ý kiến từ các vận động viên và các trọng tài phụ, những người giám sát là rất quan trọng nhưng cũng phải chọn lọc vì vậy yêu cầu người trọng tài phải biết nắm bắt các ý kiến.
- Kỹ năng thuyết phục, đàm phán: Nhiều trận đấu sẽ không thành công nếu người trọng tài không thể giải thích đầy đủ các quy tắc cũng như giải quyết bất hòa, tranh chấp giữa các vận động viên tham gia thi đấu.
- Khả năng tổ chức, kiểm soát, quản lý thời gian: Nhiệm vụ của trọng tài là kiểm soát trận đấu, quản lý thời gian, vì vậy kỹ năng này là tiên quyết với người làm nghề này.
- Thể chất tốt: Trong một số môn thể thao, người trọng tài sẽ phải sử dụng rất nhiều thể lực để theo dõi các vận động viên cũng như kiểm soát toàn trận thi đấu.
Ở đây cần sự bền bỉ
Con đường phấn đấu để trở thành một trọng tài giỏi luôn không hề dễ dàng, nhưng thành công nào mà chẳng phải đánh đổi bằng mồ hôi và sự khổ luyện. Ở Việt Nam, đào tạo trọng tài bóng đá mặc dù chưa phải thế mạnh nhưng chúng ta cũng đã có những cố gắng lớn và luôn vững tin trong một tinh thần thể thao mạnh mẽ và đầy lạc quan.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20170413043722if_/https://www.youtube.com/embed/videoseries?list=PLfFUtIePhFWmY0c4DbOuFGeKnp9xyRkM0″ frameborder=”0″ allowfullscreen]
Như một vì sao
Pierluigi Collina được mệnh danh là “bao thanh thiên” của môn thể thao vua. Hiếm có một trọng tài nào trên thế giới lại có một cái uy lớn đến thế và sự yêu quý đến thế. Hình ảnh vị trọng tài ngưới Ý với cái đầu trọc nhẵn thín, ánh mắt dữ dằn và những quyết định nghiêm khắc luôn là một phần trong dòng chảy lịch sử của bóng đá thế giới.
Giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Collina khẳng định tên tuổi của mình là một trong những trọng tài xuất sắc nhất tại Serie A. Sự quyết đoán trong các pha nhận định, xử lý cũng như cắt còi của ông nhận được sự tôn trọng của các cầu thủ, huấn luyện viên và người hâm mộ.
Tiếng vang của Collina không chỉ có ở Serie A. Ông chính là người bắt chính trận chung kết điên rồ giữa Bayern Munich và M.U năm 1999. Về sau này, khi nhớ lại ông từng nhận định đây là trận đấu đáng nhớ nhất trong nghiệp cầm còi của ông đồng thời mô tả đó là một “tiếng gầm của sư tử”.
Sáu lần liên tiếp dành danh hiệu trọng tài xuất sắc nhất thế giới chứng minh vì sao ông được nhớ đến như một vị vua áo đen huyền thoại, một trọng tài xuất sắc nhất mọi thời đại. Dường như chưa bao giờ người ta lấy ông ra để chỉ trích và bào chữa cho lí do thất bại của đội nhà.
Vì thế khi ông đã đến tuổi nghỉ hưu, hiệp hội trọng tài Italia đã quyết định tăng tuổi nghỉ hưu thêm một năm nữa để Collia được tiếp tục có thể điều khiển các trận đấu. Đó không đơn giản chỉ là sự tri ân mà nó còn cho thấy thế giới bóng đá lúc bấy giờ chưa sẵn sàng để chia tay một trong những vị trọng tài vĩ đại nhất, bóng đá luôn cần ông, cần những tiếng còi và những quyết định công minh của ông trong mỗi trận đấu.
Đua xe đạp là môn thể thao có đặc thù rất riêng, một trong những điều đặc biệt nhất là những trọng tài của môn thể thao này. Sự vất vả của họ là không thể đo đếm được như các môn thể thao khác.
Hiếm có môn thể thao nào mà trọng tài lại phải vất vả như ở các cuộc đua xe đạp. Luôn đến vạch xuất phát và vạch đích trước các vận động viên để làm công tác chuẩn bị, nhưng vẫn phải đảm bảo việc đồng hành cùng các cua-rơ trên từng tuyến đường để cầm cân nảy mực. Đó rõ ràng là một nhiệm vụ không hề đơn giản, nên cũng chẳng ngạc nhiên khi một tổ trọng tài cho từng cuộc đua thường lên đến hàng chục người. Và việc phân công nhiệm vụ cũng được thực hiện một cách rất thận trọng, bài bản trước mỗi chặng.
Sự vất vả của các trọng tài xe đạp còn nằm ở chỗ họ phải xác định chính xác những người chiến thắng, hay phạm quy ở từng cung đường khác nhau. Mà với đặc thù của môn xe đạp thì đây rõ ràng là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Khó khăn đến thế, nhưng điều đáng quý là các trọng tài của chúng ta chưa một giây nào đánh mất sự tập trung hay cho thấy dấu hiệu mệt mỏi. Bởi ai cũng hiểu rằng, chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng sẽ khiến kết quả bị sai lệch rất nhiều.
Thiệt thòi lớn nhất của các trọng tài xe đạp là họ hiếm khi được công chúng nhớ mặt, thuộc tên, hay vinh danh trên truyền hình như các môn thể thao khác. Và có lẽ đó cũng chính là điều khiến chúng ta thêm trân trọng và nể phục những người hùng thầm lặng này.