Findx4.me – Những bước di chuyển của những vũ công trên màn ảnh sân khấu không phải những chuyển động ngẫu nhiên. Mỗi bước nhảy của họ đều là một câu chuyện.
-
Mục Lục Bài Viết
Vũ công là gì ?
Vũ công là người sử dụng vũ điệu để thể hiện những ý tưởng và câu chuyện của mình dưới ánh đèn sân khấu. Có nhiều loại vũ điệu như ballet, tango, nhảy hiện đại, nhảy thiết hài và zallo. Nghề vũ công hiện nay đang ngày càng phát triển tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới bởi hình ảnh những vũ công thướt tha uyển chuyển di chuyển nhẹ nhàng trên màn ảnh sân khấu luôn mang lại cho người xem cảm giác thích thú, hứng khởi. Vì vậy khi xem những màn trình diễn vũ nhạc, con người thường dễ quên đi sự bộn bề mệt nhọc hàng ngày và hòa mình vào điệu múa của vũ công với âm nhạc nhẹ nhàng, tình cảm hoặc sôi động, nhiệt huyết.
-
Vũ công làm gì ?
Những việc vũ công thường làm
– Thử giọng cho một phần trong một chương trình hoặc một công việc trong một công ty khiêu vũ
– Tìm hiểu động tác múa phức tạp mang sự giải trí cho khán giả
– Diễn tập vài giờ mỗi ngày để chuẩn bị cho màn biểu diễn của họ
– Nghiên cứu các điệu múa mới và đang nổi
– Phối hợp chặt chẽ với các giảng viên hay vũ công khác để thể hiện hoặc thay đổi vũ đạo
– Tham dự các sự kiện quảng cáo, chẳng hạn như các buổi chụp ảnh, để sản xuất hình tượng của họ.
Một ngày làm việc của vũ công diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào vị trí chuyên môn của họ. Đôi khi họ cũng có thể làm việc ở nhiều vị trí khác, như:
- Giảng dạy chuyện nghiệp hoặc không chuyên
Khiêu vũ là một nghề rất cạnh tranh, và không may, chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ của những vũ công thực sự có thể tìm được việc làm ổn định ở khu vực này. Thay vì thực sự nhảy múa, một số vũ công chuyên nghiệp cũng có thể chọn để dạy các lớp học khiêu vũ hoặc tạo ra điệu nhảy mới. Một người phát triển những vũ điệu mới hay bước nhảy được gọi là biên đạo múa.
- Biên đạo múa: dàn dựng các bài múa chuyên nghiệp hoặc các bài nhảy hỗ trợ cho ca sĩ hoặc có thể là một vài động tác múa ngắn trong một cả một tiết mục nghệ thuật…Để làm việc ở vị trí này, vũ công cần có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm và truyền tải câu chuyện qua âm nhạc và động tác vũ đạo.
-
Vũ công làm việc ở đâu ?
- Trường đào tạo về múa chuyên nghiệp: đối với nhưng vũ công theo nghiệp biên đạo, giảng dạy chuyên nghiệp. Điều này cũng phụ thuộc vào loại hình múa bạn theo đuổi có được đào tạo tại trường múa hay không.
- Vũ đoàn
- Ngoài ra, họ cũng có thể làm thêm ở các trung tâm đào tạo không chuyên, hoặc làm tự do, nhận dựng bài, dạy vũ đạo cho các nhóm trong thời gian ngắn.
Vũ công thường biểu diễn như một phần của một nhóm và trong một loạt các phong cách, bao gồm cả ballet, nhạc kịch, và múa hiện đại. Nhiều người biểu diễn trên Ti vi, trong các video trên Internet, và trong video ca nhạc, nơi họ cũng có thể hát hay nhảy. Nhiều vũ công biểu diễn trong các chương trình ở sòng bạc, công viên giải trí, và trên tàu du lịch.
4. Địa chỉ đào tạo
– Trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội
– Trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh TPHCM
– ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội
– CĐ Múa Việt Nam
– CĐ Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc
– CĐ Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc
– Trung cấp Múa TP. Hồ Chí Minh
Tố chất:
– Có sức khỏe dẻo dai: Vũ công thành công phải có sự cân bằng tuyệt vời để họ có thể di chuyển cơ thể của họ mà không bị rơi hoặc mất cảm giác về nhịp điệu.Họ thường là những hoạt động thể chất trong thời gian dài, do đó, họ phải có khả năng làm việc trong nhiều giờ mà không thấy mệt mỏi.
– Khả năng cảm nhạc
– Có tinh thần thép để chiến đấu với dư luận
– Luôn nuôi dưỡng trong mình một niềm tin với nghề
– Học hỏi tính kiên trì nhẫn nại
Khả năng:
– Là một người cảm nhạc tốt
– Có hiểu biết cơ bản về âm nhạc và điệu nhảy
– Có năng khiếu và lòng đam mê với ngành vũ công.
Hoa Đức Công là trưởng nhóm của Milky Way (một nhóm nhỏ của Big Toe), giành được nhiều chiến thắng trong các cuộc thi đấu cùng Big Toe như Giải nhì Juste Debout 2012 (Singapore), Vô địch popping (Malaysia), Giải nhì R16 2011 (Singapore), Vô địch toàn quốc Vũ Điệu Xanh 2011, Giải nhất Floor Killer 2… nhưng ít có ai biết rằng, chàng trai 22 tuổi đã phải chiến đấu chống lại bệnh tật trong 6 năm trời.
Từ lúc sinh ra, chân của Công đã suy yếu, tạng người cũng nhỏ hơn những bạn cùng lứa tuổi. Chỉ cao có 1m58, nặng 43kg, Công gặp phải nhiều khó khăn khi đến với Hip-hop. Niềm đam mê nhảy đã giúp Công vượt qua tất cả trở ngại, cho đến những ngày tháng xám xịt ấy.
Vào viện khám, bác sĩ nói suy thận độ 1. Chỉ sau một tuần, bệnh đã chuyển sang độ 2 và giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo. Không thể quên được cảm giác của mình lúc ấy, Công chia sẻ: “Em khi ấy cũng còn nhỏ, cứ nghĩ mình sẽ ốm yếu dần và chết. Em suy nghĩ nhiều, khóc rất nhiều. Công cũng phải bỏ học từ năm lớp 10 vì căn bệnh. Bố làm xe ôm, mẹ bán rong đồ chơi cho trẻ con trên phố, gia đình đã khó khăn càng khó khăn hơn.
Thấy bố mẹ vất vả, mình cứ mãi yếu đuối như vậy cũng chẳng giải quyết được gì. Thế là Công quyết định, chỉ còn niềm đam mê là nhảy Hip Hop và Công sẽ đi theo nó.Chỉ sau một tháng quay trở lại với Hip Hop, Công đã như người khác hẳn.Bố mẹ cậu cũng hết sức ngạc nhiên. Kể cả các bác sĩ khi biết chuyện Công đi nhảy Hip Hop, lúc đầu cũng không ai tin, sau thì tất cả mọi người chuyển từ ngạc nhiên sang thán phục, tự hào.
Tuy miệt mài tập nhảy và biểu diễn, nhưng Công vẫn phải điều trị đều đặn mỗi tuần ba lần chạy thận.Cũng vì bệnh tật mà nhiều khi, Công phải bỏ những show diễn rất lớn. Nhưng em luôn muốn nói với mọi người rằng: “Sinh ra và được sống là điều hạnh phúc nhất của con người. Những người mắc phải bệnh nặng là số phận không được như mình mong muốn.Bạn cũng như tôi, hãy sống hết mình khi còn có thể.Liều thuốc tốt nhất chính là tâm lý.Hãy luôn luôn mỉm cười, đừng nghĩ rằng mình có bệnh để cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Và hơn mọi lời nói, hành trình từ cậu bé suy thận giai đoạn cuối đến một vũ công Hip Hop chuyên nghiệp, Hoa Đức Công chính là bài học sinh động về nghị lực sống cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Nghệ thuật múa Việt Nam từ khi hình thành đã mang dấu ấn của cư dân nông nghiệp gắn bó với thiên nhiên, muông thú với các vũ điệu tả cảnh sản xuất, săn bắn. Những hình ảnh đời thường đi vào múa được cách điệu hay đúng hơn là nghệ thuật hoá bằng tài năng của người nghệ sĩ. Cho nên nghệ thuật múa giữ vị trí quan trọng và là một thành tố trong văn hoá Việt Nam.
Triều đình phong kiến thể hiện sự quan tâm và có định chế rõ ràng để nhân dân thực hiện. Năm 1025, Lý Thái Tổ đặt chức quản giáp cho những người múa hát phục vụ ở làng xã, khi mở hội vào đám tế xuân. Thời kỳ này đã xuất hiện các phường múa do nhân dân tự tổ chức. Nhà Trần phát triển múa hát dân gian làm tăng tinh thần và hoà khí nhân dân, góp phân đoàn kết dân tộc. Nhưng vào thời hậu Lê, múa hát dân gian bị hạn chế, đặc biệt múa hát của các dân tộc thiểu số bị coi thường.
Đến thời Nguyễn, múa dân gian và cung đình đã tách rời nhau.Múa cung đình tập trung vào chức năng lễ thức hoặc biểu tượng vương quyền, còn múa dân gian được bảo lưu bằng những phong tục, lễ nghi.
Qua hàng trăm năm, nghệ thuật múa của người Việt Nam đã phát triển không ngừng, từ điệu thức đơn giản đến phức tạp, từ quy mô một vùng mở rộng ra nhiều khu vực và phát triển với nhiều hình thức khác nhau, trở thành bản sắc văn hoá Việt Nam.
Xây dựng và phát triển nền nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam bằng tâm huyết của nhiều thế hệ nghệ sĩ nối tiếp nhau đã tạo nên bề dày thành tựu bằng những tác phẩm múa có giá trị cao đáp ứng nhu cầu của đất nước trong từng giai đoạn. Những gì mà ngành múa Việt Nam đạt được, cho phép chúng ta tin tưởng rằng: Nghệ thuật múa Việt Nam đã và sẽ có những bước tiến dài hoà mình vào bước tiến của dân tộc, của thời đại.