Mục Lục Bài Viết
Fixi.vn – Bạn sẽ làm gì khi chiếc TV, tủ lạnh, hay máy giặt đột nhiên “dở chứng”? Gọi luôn cho kỹ sư điện và điện tử thôi chứ còn gì.
[wpcc-iframe width=”900″ height=”506″ src=”https://web.archive.org/web/20170503185912if_/https://www.youtube.com/embed/aJ55phlsbpY?feature=oembed” frameborder=”0″ allowfullscreen]
1. Kỹ sư điện và điện tử là ai?
Kỹ sư điện và điện tử bao gồm kỹ sư điện thiết kế và kỹ sư điện tử thiết kế. Kỹ sư điện thiết kế, phát triển và kiểm tra giám sát việc sản xuất các thiết bị điện như động cơ điện, hệ thống rada và định vị, hệ thống thông tin liên lạc hoặc các thiết bị phát điện. Kỹ sư điện cũng là người thiết kế các hệ thống điện của xe ôtô, máy bay, các phương tiện di chuyển khác…Kỹ sư điện tử thiết kế và phát triển các thiết bị điện tử, chẳng hạn như các hệ thống truyền hình, truyền thông và hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nhiều người cũng làm việc liên quan đến phần cứng máy tính.
2. Kỹ sư điện và điện tử làm gì?
- Thiết kế cách thức mới để sử dụng năng lượng điện cho phát triển hoặc cải tiến sản phẩm mới.
- Tính toán chi tiết để phát triển sản xuất, xây dựng và các tiêu chuẩn, thông số cài đặt.
- Trực tiếp sản xuất, cài đặt và kiểm tra các thiết bị điện để đảm bảo sản phẩm đáp ứng thông số kỹ thuật và mã số.
- Điều tra các khiếu nại của khách hàng hoặc người dân, đánh giá vấn đề và đề xuất giải pháp.
- Làm việc với các nhà quản lý dự án để đảm bảo các dự án được hoàn thành một cách thỉa đáng, đúng thời hạn và trong ngân sách.
- Thiết kế linh kiện điện tử, phần mềm, sản phẩm hoặc các hệ thống thương mại, công nghiệp, y tế, quân sư hoặc các ứng dụng khoa học.
- Phân tích nhu cầu khách hàng và xác định yêu cầu hệ thống điện, chi phí để phát triển một kế hoạch hệ thống.
- Phát triển quy trình bảo trì và thử nghiệm cho các thành phần và thiết bị điện tử.
- Đánh giá hệ thống và đề xuất sửa đổi thiết kế, sửa chữa thiết bị.
- Kiểm tra thiết bị điện tử, dụng cụ và các hệ thống để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.
- Lập kế hoạch và phát triển các ứng dụng điện tử.
3. Kỹ sư điện và điện tử làm việc tại đâu?
Hiện nay, các nhà máy đều đang hướng đến tự động hóa điều khiển máy móc thông qua các hệ thống điều khiển. Công việc thiết lập nên các hệ thống điều khiển tự động này chính là công việc của ngành Điện – Điện tử. Tuy vậy, vì được học nhiều kiến thức liên quan đến điện và điện tử nên bên cạnh công việc nói trên, kỹ sư điện và điện tửcó thể làm được rất nhiều công việc.
Chẳng hạn, kỹ sư điện và điện tử có thể làm việc tại công ty điện lực; các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng lưới điện. Kỹ sư điện và điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.
Ngoài ra, kỹ sư điện và điện tử còn có thể làm việc trong ngành Bưu chính Viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc…
4. Học nghề kỹ sư điện và điện tử ở đâu?
Để trở thành kỹ sư điện và điện tử, bạn cần có bằng kỹ sư chuyên ngành. Với những kỹ sư có kinh nghiệm có cơ hội tìm kiếm được một công việc tốt. Học sinh trường trung học có thể học điện, điện tử từ các khóa học như vật lý và toán học. Các khóa học về soạn thảo cũng hữu ích cho việc chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật.
Một số trường cao đẳng, đại học có thể cung cấp các chương trình dạy nghề về chuyên ngành điện, điện tử. Một số trường đại học uy tín đào tạo nghề này như sau: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông, Đại học Giao thông vận tải khu vực phía Bắc …
- Khả năng tập trung: Bạn phải thiết kế và phát triển hệ thống điện phức tạp và các linh kiện điện tử. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên, bạn phải có khả năng theo dõi các yếu tố thiết kế và các đặc tính kỹ thuật khác. Vì vậy, kỹ năng tập trung rất quan trọng đối với kỹ sư điện, điện tử.
- Khả năng toán học: Hiểu biết về các nguyên lý tính toán là kỹ năng cần thiết để áp dụng cho quá trình phân tích, thiết kế và khắc phục sự cố thiết bị.
- Tính sáng tạo: Kỹ sư điện, điện tử phải có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào trong các dự án và phải nắm bắt được những thay đổi công nghệ.
- Kỹ năng giao tiếp: Với tính chất công việc phải thường xuyên làm việc với những người khác trong quá trình sản xuất, do đó, kỹ năng giao tiếp hết sức quan trọng đối với kỹ sư điện, điện tử để sự tương tác tốt trong khi làm việc.
Nghịch lý lương “khủng” vẫn thiếu kỹ sư điện tử
Kỹ sư kỹ thuật nói chung và kỹ sư ngành điện tử nói riêng đang được đánh giá cao khi nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề này trên thị trường tăng mạnh.
Trang web của Công ty Canon Việt Nam liên tục cập nhập nhu cầu tuyển dụng kỹ sư, nhân viên kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực lắp ráp điện tử. Nhu cầu này đã cập nhật đến hết tháng 4/2015. Thậm chí, doanh nghiệp này còn tổ chức các cuộc hội thảo tạo cơ hội việc làm cho sinh viên năm cuối của các chuyên ngành điện tử, cơ khí để thu hút nguồn nhân lực đầu nguồn từ các trường Đại học Bách khoa, Đại học Công nghiệp…
Dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cấp cao tại thị trường Việt Nam trong quý 1/2015 của Navigos Search – công ty chuyên về tuyển dụng nhân sự, cũng cho thấy điểm nhấn nổi bật nhất là nhu cầu tuyển dụng kỹ sư trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh (smartphone), chiếm 14% tổng nhu cầu tuyển dụng trên thị trường.
Và, ngay tuần đầu tiên của tháng 4/2015, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh và điện tử vẫn tiếp tục dẫn đầu, chiếm 21% tổng số yêu cầu tuyển dụng.
Ngoài nhu cầu tuyển dụng lớn thì mức lương mà các doanh nghiệp trả cho kỹ sư điện tử, đặc biệt là các vị trí quản lý trong lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử cũng được đánh giá là đang ở mức hấp dẫn nhất. Navigos Search cho biết, mức lương của một giám đốc điều hành tại Hà Nội được trả 118 triệu/tháng, 2 nhân sự cùng vị trí tại Tp.HCM nhận mức lương lần lượt là 147 triệu đồng/tháng và 169 triệu đồng/tháng.
Mặc dù là ngành đang có nhu cầu cao và mức thu nhập hấp dẫn nhưng việc tìm kiếm kỹ sư điện tử chất lượng, có tay nghề trong thời điểm hiện nay được các doanh nghiệp cho biết là vô cùng khó khăn. “Thực tế, đội ngũ kỹ sư điện tử của Việt Nam rất ít người đáp ứng được yêu cầu của chúng tôi, vì thế mà chúng tôi luôn trong tình trạng thiếu nhân lực cho các vị trí này”, lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên sản xuất các linh kiện điện tử chia sẻ.
Theo vị này, phần lớn các kỹ sư được đào tạo chính quy trong nhà trường hiện nay đều yếu về chuyên môn và thiếu kỹ năng mềm, rất thụ động, thiếu sáng tạo nên không đáp ứng được yêu cầu công việc. “Trong khi nhà tuyển dụng yêu cầu phải tìm được ứng viên có thể đáp ứng được yêu cầu công việc ngay thì nguồn cung có kinh nghiệm của chúng ta không nhiều, còn nguồn nhân lực trẻ mới ra trường lại quá non yếu”.
Điện đã trở thành một chủ đề nghiên cứu khoa học ưa thích từ đầu thế kỷ 17. Kĩ sư điện đầu tiên có lẽ là William Gilbert, ông đã thiết kế raversorium: Một thiết bị cho phép xác định sự có mặt của các vật tích điện. Ông cũng là người đầu tiên nêu ra sự phân biệt giữa từ học và tĩnh điện học và được coi là người đưa ra thuật ngữ điện. Những thí nghiệm khoa học năm 1775 của Alessandro Volta đã cho ra đời electrophorus, một thiết bị tạo ra điện tích cho vật, và năm 1800 Volta phát triển pin Volta, chính là tiền thân của pin hiện đại.
Trong thời gian phát triển radio, nhiều nhà khoa học và nhà sáng chế đã đóng góp vào công nghệ radio và điện tử học. Trong các thí nghiệm UHF năm 1888, Heinrich Hertz đã truyền (thông qua máy phát khe điện cực spark-gap transmitter) và thu được sóng radio bằng cách sử dụng các thiết bị điện.
Năm 1895, Nikola Tesla đã thu được tín hiệu phát từ phòng thí nghiệm của ông tại New York ở West Point (với khoảng cách 80,4 km/49,95 dặm). Năm 1897, Karl Ferdinand Braun nghĩ ra ống tia âm cực là một bộ phận của dao động ký, và đặt nền tảng cho công nghệ ti vi màn hình ống. John Fleming lần đầu tiên phát minh ra điốt vào năm 1904. Hai năm sau, Robert von Lieben và Lee De Forest độc lập với nhau phát triển bộ khuếch đại triốt.
Năm 1895, Guglielmo Marconi cải tiến phương pháp truyền tín hiệu không dây của Hertz. Ban đầu, ông gửi tín hiệu không dây trên khoảng cách 1,5 dặm. Vào tháng 12 năm 1901, ông gửi những bước sóng radio mà không bị ảnh hưởng bởi độ cong của Trái Đất. Sau đó Marconi đã truyền tín hiệu không dây giữa hai bờ Đại Tây Dương từ Poldhu, Cornwall, tới St. John’s, Newfoundland, với khoảng cách 2.100 dặm (3.400 km)… Năm 1920, Albert Hull phát minh ra hốc magnetron đặt cơ sở cho sự ra đời củalò vi sóng do Percy Spencer phát minh năm 1946. Năm 1934, quân đội Anh bắt đầu thực hiện phát triển radar (nó cũng sử dụng magnetron) dưới sự quản lý của tiến sĩ Wimperis, mà đỉnh cao là sự hoạt động của trạm radar đầu tiên ở Bawdsey vào tháng 8 năm 1936.