1.Vị trí, chức năng:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, là cở sở đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tư tưởng – văn hóa, cán bộ báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học về lý luận Mác – Lênin, tử tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, lĩnh vực báo chí – truyền thông.
2. Nhiệm vụ:
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
– Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức và quy hoạch các chức danh là trưởng, phó trưởng phòng và tương đương trở lên của các cơ quan thông tấn, báo chí và truyền thông, xuất bản ở các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phó trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy , đảng ủy trực thuộng Trung ương; trưởng, phó trưởng ban Tuyên giáo cấp huyện và tương đương;
– Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường lý luận chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm Bồi dưỡng chính trị của các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh, các trường đào tạo cán bộ của bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các trường đại học, cao đẳng của hệ thống giáo dục quốc dân;
– Đào tạo đại học và sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, lý luận chính trị, báo chí – truyền thông, xuất bản và một số khoa học và xã hội nhân văn khác theo sự ủy nhiệm và phân công của Giám đốc Học viện;
– Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí – truyền thông, xuất bản…
– Nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, khoa học chính trị và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về lĩnh vực công tác tư tưởng – văn hóa, báo chí – truyền thông.
– Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, phát triển và hoàn thiện quy trình, phương pháp giảng dạy các chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.
* Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo và khoa học của các nước, các tổ chức quốc tế trên thế giới.
* Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện các chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo phân công, phân cấp; thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị theo quy định của pháp luật.
* Quản lý tài chính, tài sản; quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định.
* Xuất bản và phát hành tạp chí, bản tin, các ấn phẩm khoa học, tài liệu phục vụ cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo quy định của Đảng và Nhà nước.
* Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giao.
Điểm chuẩn của trường Học viện báo chí và tuyên truyền năm 2015:
Điểm chuẩn năm 2016 sẽ được cập nhật sớm nhất. Các bạn vui lòng đăng ký để nhận được thông tin nhé !
Hiện nay, Học viện có gần 400 cán bộ, viên chức, trong đó 2/3 là giảng viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có 23 giáo sư, phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ, trên 150 thạc sĩ. Ngoài ra, Nhà trường cũng mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.
Hiện tại Nhà trường đào tạo 29 chuyên ngành bậc đại học, 13 chuyên ngành bậc cao học, 2 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Hàng năm Học viện tuyển sinh gần 1800 sinh viên chính quy tập trung và gần 2000 sinh viên chính quy không tập trung. Năm 2013, Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tuyển sinh 500 học viên cao học, 20 nghiên cứu sinh. Đặc biệt, Học viện được tín nhiệm giao nhiệm vụ tuyển sinh để đào tạo 240 thạc sĩ các ngành Báo chí, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Kinh tế chính trị cho 3 khu vực trọng điểm quốc gia là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Tổ chức bộ máy của Nhà trường có 34 đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc gồm 18 Khoa, 03 Ban, 01 Viện nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Văn phòng Học viện, Trung tâm Thông tin khoa học, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và 05 phòng chức năng.
Học viện có hệ thống nhà làm việc khang trang, hiện đại. Khu giảng đường đạt tiêu chuẩn quốc gia, với trên 80% lớp học được trang bị máy vi tính, máy chiếu đa năng đủ sức phục vụ hơn 160 lượt lớp/ngày.
Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện gồm nhiều phòng chức năng với hàng ngàn đầu sách. Website của nhà trường đã đi vào phục vụ nhu cầu đọc, tra cứu, thu thập thông tin của cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên.
Sinh viên tự học tại thư viện nhà trường
Học viện có 3 phòng Hội thảo khoa học được trang bị hiện đại 9 phòng máy vi tính phục vụ học tin học, ngoại ngữ, các chuyên ngành liên quan, 2 phòng truy cập internet, 2 phòng diễn giảng thực hành nghiệp vụ, 1 studio phát thanh, 1 studio truyền hình liên tục được nâng cấp về các thiết bị chuyên dụng.
Khu kí túc xá sinh viên gồm 4 nhà cao tầng có sức chứa 1.500 sinh viên, học viên trong nước và quốc tế. Nhà trường đang chuẩn bị dự án xây dựng ký túc xá sinh viên 15 tầng với sức chứa 1.200 người. Tại đây có nhà ăn tập thể sinh viên, sân vận động tạo điều kiện cho hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động ngoại khóa của sinh viên.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn có các hoạt động ngoại khóa vô cùng bổ ích và thú vị vào mỗi kì học của sinh viên. Đặc biệt là các hoạt động trong các câu lạc bộ đặc trưng như CLB âm nhạc, CLB tiếng anh, CLB văn học,…
Đội Văn nghệ xung kích của Học viện Báo chí và tuyên truyền
Cuộc thi PR-AD FIRST DATE do Khoa PR-Quảng cáo tổ chức
Dữ liệu đang được cập nhật. Các bạn vui lòng đăng ký để nhận thông tin sớm nhất.