Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1979.Trải qua 35 năm phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững .
Mục Lục Bài Viết
MỤC TIÊU
Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại; có mô hình quản trị tiên tiến; tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và toàn xã hội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
SỨ MỆNH
Cung cấp nguồn nhân lực pháp luật, sản phẩm nghiên cứu khoa học và dịch vụ pháp lý chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước và toàn xã hội, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
* Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại; có mô hình quản trị tiên tiến; tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và toàn xã hội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
* Mục tiêu cụ thể
+ 2013 – 2016: Tiếp tục duy trì vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, nghiên cứu cơ bản về pháp luật hàng đầu ở Việt Nam; đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế và phục vụ nhu cầu cán bộ pháp luật cho phát triển kinh tế-xã hội.
+ 2017 – 2020: Tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực.
Tạo được uy tín, danh tiếng trong đào tạo mũi nhọn của Trường, trong đó khẳng định thế mạnh đào tạo những vấn đề lý luận cơ bản, những chuyên ngành về bộ máy nhà nước, luật hành chính, luật hình sự, luật kinh tế, luật thương mại quốc tế, luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính;
Xây dựng Trường thành trung tâm nghiên cứu, trung tâm học thuật và trao đổi các ý tưởng khoa học pháp lý có uy tín tại Việt Nam. Ưu tiên công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đến năn 2020, số lượng giảng viên có trình độ tiến sỹ chiếm khoảng 40%. Tập trung kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy quản lý theo mô hình quản trị đại học hiện đại.
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật; nghiên cứu, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định.
THÀNH TÍCH
Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiều lần được công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao và được nhận các phần thưởng cao quý của Nhà nước.
– Ba lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động vào các năm:
+ Năm 1980: Huân chương Lao động hạng Ba.
+ Năm 1989: Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Năm 1994: Huân chương Lao động hạng Nhất.
– Được tặng cờ thi đua luân lưu của Chính phủ cho “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua ngành tư pháp” năm 1993.
– 5 lần được cờ thi đua “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Bộ Tư pháp vào các năm: 1988, 1991, 1992, 1997, 2003 và 2006
– Nhiều lần được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và của các cơ quan, ban, ngành ở trung ương và địa phương, trong đó có:
+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ tặng cho đơn vị có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2004 đến 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ tặng cho đơn vị có thành tích trong công tác đào tạo năm 2009.
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng cho đơn vị có nhiều thành tích trong phong trào thi đua vào các năm: 1989, 1999, 2000, 2001, 2002, 2004.
+ Bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống ma tuý trong trường học năm 1997, 1998.
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống ma tuý 3 năm 2001- 2003….
– Năm 2004: Huân chương Độc lập hạng Ba.
– Năm 2014: Huân chương Độc lập hạng Nhì.
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà nội
Điện thoại: 04. 38352630
Fax: 04.38343226
Email: phonghcth@hlu.edu.vn
ĐIỂM CHUẨN 2015
Điểm chuẩn 2016 sẽ được cập nhật ngay khi công bố. Vui lòng đăng ký để nhận được thông tin sớm nhất.
QUY MÔ
Quy mô đào tạo của Trường không ngừng phát triển qua từng giai đoạn. Từ chỗ chỉ đào tạo vài trăm cử nhân đại học và cao đẳng pháp lí khi mới thành lập, đến nay Trường đã đào tạo tất cả các cấp học, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều hệ đào tạo như chính quy, vừa làm học. Trước năm 2012, Trường còn liên kết với các địa phương để đào tạo hệ trung cấp luật. Hiện nay, quy mô đào tạo của Trường là 17.798 sinh viên và học viên, trong đó: Hệ đại học chính quy văn bằng một là 6.612 sinh viên; hệ đại học chính quy văn bằng hai là 771 sinh viên; hệ đại học vừa làm vừa học văn bằng một là 8.244 sinh viên; hệ đại học vừa làm vừa học văn bằng hai là 810 viên viên; hệ trung cấp là 899 sinh viên; hệ đào tạo thạc sĩ gần 400 học viên; hệ đào tạo tiến sĩ là 40 nghiên cứu sinh.
Năm 2011, Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo mã ngành luật kinh tế, cho phép đào tạo thí điểm mã ngành luật thương mại quốc tế. Ngày 17/01/2012 Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp mã ngành ngôn ngữ Anh (tiếng Anh pháp lí).
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 80.000 cán bộ pháp luật, trong đó có 118 tiến sĩ, 1.121 thạc sĩ, hơn70.000 cử nhân đại học, hơn 500 cử nhân cao đẳng và gần 8.000 học viên trung cấp luật, chiếm trên 60% tổng số cán bộ pháp luật đã được đào tạo của cả nước đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Trường cung cấp trên 90% cán bộ giảng dạy pháp luật cho các cơ sở đào tạo luật trong toàn quốc.
Chất lượng sinh viên ở tất cả các hệ, nhất là hệ chính quy, khá ổn định và từng bước được nâng cao. Tỉ lệ sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp hàng năm đạt cao, nhiều sinh viên đạt loại khá, giỏi. Sinh viên tốt nghiệp của Trường được các đơn vị tuyển dụng đánh giá là khá hơn về kiến thức so với mặt bằng chung của sinh viên luật hiện nay.
Mặc dù hiện nay trong cả nước đã có 22 cơ sở đào tạo luật nhưng Trường Đại học Luật Hà Nội vẫn là cơ sở dẫn đầu về quy mô và chất lượng đào tạo trong lĩnh vực này. Năm 2009, Trường đã được Đoàn đánh giá chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát, đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của Trường và xếp Trường đạt mức độ 2, mức cao nhất trong các trường đại học được đánh giá.
Nghiên cứu khoa học
Đến nay, cán bộ, giảng viên của Trường đã chủ trì và tham gia 17 đề tài khoa học cấp Nhà nước, 68 đề tài cấp Bộ và hàng trăm đề tài cấp Trường cùng hàng nghìn bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, góp phần giải quyết nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn trong công tác giảng dạy pháp luật, công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp.Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng hiệu quả trong thực tế.
Hợp tác quốc tế
Đến nay Trường đã có quan hệ hợp tác với hơn 20 cơ sở đào tạo luật của nước ngoài. Nhiều chương trình, dự án hợp tác đã và đang được triển khai hiệu quả, trong đó có các chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ luật bằng tiếng Pháp với Đại học Paris II (Cộng hoà Pháp), liên kết đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ luật bằng tiếng Anh với Đại học Lund (Thụy Điển), liên kết đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế bằng tiếng Anh với Trường Đại học Tây Anh Quốc (UWE, Anh Quốc) và liên kết đào tạo cử nhân luật với Đại học Nagoya (Nhật Bản).
CƠ SỞ VẬT CHẤT
Cơ sở 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội của Trường, với diện tích 14.009,80m2 trong đó diện tích sàn xây dựng là: 38.000 m2; có 90 phòng học, giảng đường; 02 hội trường lớn 400 và 700 chỗ ngồi, 02 phòng học ngoại ngữ, 02 phòng thực hành tin học, 05 phòng thư viện với 1.382m2, 01 phòng đọc 389m2.
Khu ký túc xá với diện tích 2.106 m2 bố trí cho 60 lưu học sinh và 320 sinh viên của Trường, năm 2015 nhà trường sẽ cải tạo mở rộng diện tích này lên gấp đôi
Thư viện đã tổ chức hệ thống phòng đọc, phòng mượn phục vụ cho các đối tượng bạn đọc. Diện tích phòng đọc dành cho sinh viên tự học/nghiên cứu/tra cứu tài liệu là 389 m2. Thư viện Trường hiện có 103 đầu tạp chí, 16.327 đầu sách (191.569 cuốn), trong đó có: 178 đầu giáo trình; 10.697 đầu sách tham khảo; 5.062 luận văn, luận án; 203 đầu đề tài nghiên cứu khoa học; 187 đầu tài liệu hội thảo khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và người học.
Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của thư viện từ năm 1998. Toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ, tra cứu, quản lý lưu thông tài liệu, quản lý bạn đọc… của Thư viện được thực hiện thông qua phần mềm Libol. Hệ thống máy tính của Thư viện được kết nối internet, kết nối với hai cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến là West Law và Hein online.
Nhà trường đang triển khai xây dựng nguồn tài liệu điện tử bao gồm giáo trình; luận văn, luận án; các công trình NCKH; Tạp chí luật học…; số hoá các tài liệu quý hiếm.
CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN
Đội ngũ cán bộ bao gồm 451 cán bộ, giảng viên (năm 2016). Trong đó có 234 giảng viên (2 giảng viên cao cấp; 81 giảng viên chính và 151 giảng viên); 13 giáo sư và phó giáo sư, 5 nhà giáo ưu tú, 112 tiến sĩ, 70 thạc sĩ.
Sinh viên Đại học Luật luôn có các hoạt động tích cực: các hoạt động vì môi trường, từ thiện, thăm hỏi đồng bào vùng cao,… các CLB trong trường đa dạng, tạo ra nhiều sân chơi sáng tạo, lý thú: Câu lạc bộ Âm nhạc và Nghệ thuật trường Đại học Luật Hà Nội, CLB hiến máu nhân đạo, CLB tình nguyện HLU, …
Tranding Green – một chương trình trao đổi đồ cũ, “đổi phế liệu” lấy quà với mục đích chính là tuyên truyền để bảo vệ môi trường tại ĐH Luật Hà Nội.
Một chuyến tình nguyện của sinh viên ĐH Luật Hà Nội.
Biến tấu từ những chương trình thi “Miss”, sinh viên ĐH Luật đã tạo ra một sân chơi độc đáo cho các bạn nam.
Và CLB Luật gia trẻ – một CLB nổi tiếng với các thành viên bản lĩnh, tự tin
Câu lạc bộ Thư viện trẻ của Trường Đại học Luật Hà Nội là một CLB mới được thành lập.
Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng đang ký để nhận thông tin sớm nhất!